Đầu năm 2021, Bộ Công Thương chỉ ra tiềm năng lớn cho ngành may mặc. Song trước tình hình dịch bệnh Covid -19 diễn biến phức tạp, các doanh nghiệp dệt may không chỉ đối mặt với cơ hội mà còn ẩn chứa các thử thách trong hoạt động sản xuất.

CƠ HỘI CHO NGÀNH MAY MẶC VIỆT NAM

NGÀNH MAY MẶC VIỆT NAM

6 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đã đạt gần 19 tỷ USD. Tăng trên 20% so với 2020. Đặc biệt, đã vượt qua cả con số của cùng kỳ 2019. Chứng tỏ một sự phục hồi khá sớm so với dự báo phải hết 2021 mới quay lại ngưỡng 2019, thậm chí đến quý III/2022. Nhu cầu nhập khẩu dệt may tại các thị trường lớn trên thế giới phục hồi tốt. Do việc tiêm vaccine rộng rãi tại Mỹ và EU cùng các gói kích thích kinh tế của Chính phủ các nước này đã phát huy hiệu quả. Nhu cầu tiêu dùng kìm nén suốt năm 2020 quay trở lại tương đối nhanh và mạnh tại các thị trường này.

Cơ hội cũng mở ra rất lớn khi các hiệp định thương mại được kí kết năm 2020 có hiệu lực. Các Hiệp định Thương mại kể đến như CPTPP, EVFTA và sắp tới là RCEP. Trong đó, CPTPP được đánh giá là “cơ hội vàng” cho ngành Dệt may Việt Nam. Với con số ước tính kì vọng về kim ngạch xuất khẩu dệt may đến năm 2025 lên đến 50 tỷ USD, tăng gần gấp đôi con số năm 2015 với 27 tỷ USD. Không ít doanh nghiệp đã kí kết được các đơn hàng lớn với nước ngoài, mở ra cơ hội bức phá lớn.

THỬ THÁCH CHO NGÀNH DỆT MẶC VIỆT NAM

Tuy tiềm năng cơ hội cho ngành may rất lớn. Nhưng cũng ẩn chứa rất nhiều thử thách. Để có được đơn hàng DN dệt may cũng phải chịu rất nhiều áp lực lớn. Cụ thể, các nhãn hàng đã đưa ra những tiêu chuẩn đánh giá DN rất khắt khe. Nếu DN nào không đáp ứng được thì họ rút đơn hàng. Về việc thanh toán, các nhãn hàng thanh toán bằng phương thức trả chậm 1-3 tháng, thậm chí có những khách hàng yêu cầu thanh toán trả chậm 6 tháng. Điều này nằm ngoài dự tính của DN sản xuất trong nước bởi khả năng rủi ro lớn. Nhưng nếu DN không chấp nhận thì họ không đặt hàng nữa.

Cộng thêm, dịch COVID-19 bùng phát mạnh khoảng tháng 6-2021, đã khiến các DN dệt may rơi vào tình thế lao đao vì đứng trước nguy cơ thiếu hụt lao động. Trong khi nguồn vaccine chưa đáp ứng kịp thời. Tiếp đó, tháng 7/2021, các DN dệt may tiếp tục thực hiện tiêu chuẩn “3 tại chỗ”. Bao gồm sản xuất tại chỗ, ăn uống tại chỗ và nghỉ ngơi tại chỗ. Hoặc “1 cung đường, 2 địa điểm” theo yêu cầu cấp bách trong thời điểm dịch COVID-19. Diễn biến ngày càng phức tạp ở các tỉnh phía Nam cũng khiến DN gặp không ít khó khăn

ngành may mặc 2021

Cập nhật tin tức mới nhất Tại đây.

 

Tags: , , , , ,