Nắm bắt được xu hướng dịch chuyển sản xuất của thế giới, ngành may mặc Việt Nam đã có những bứt phá rõ rệt. Trong quý 2/2021, ngành may mặc Việt Nam đạt mức tăng trưởng tốt. Tăng trưởng ở nhiều thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Báo cáo xuất khẩu may mặc Việt Nam 6 tháng đầu 2021

Báo cáo xuất khẩu Việt Nam 6 tháng đầu 2021

Biểu đồ Giá trị xuất khẩu của một số nhóm hàng lớn 6 tháng đầu/2021 so với 6 tháng cùng kì/2020

Hàng dệt may vẫn là ngành xuất khẩu lớn của Việt Nam. Đứng thứ 4 trong tổng giá trị xuất khẩu. Tính trong 2 quý/2021, trị giá xuất khẩu nhóm hàng này là 15,31 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng tăng 2,06 tỷ USD.

Trong đó,  hàng may mặc vẫn là nhóm hàng có tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu lớn nhất và mang tính chi phối. Chiếm trên 83% đối với toàn ngành dệt may Việt Nam trong thời gian qua.

Ngoài các sản phẩm dệt may truyền thống thì các mặt hàng có giá trị tăng cao như: vải, xơ sợi, vải địa kỹ thuật, phụ liệu dệt may cũng có sự tăng trưởng rất tốt. Tuy nhiên, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu những mặt hàng này trong tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành vẫn chưa cải thiện nhiều, dù giá trị tuyệt đối cũng tăng trưởng khá cao.

Về thị trường, tính 2 quý đầu/2021, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất từ Việt Nam với trị giá đạt 7,61 tỷ USD, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 49,7% tổng trị giá xuất khẩu hàng dệt may của cả nước; tiếp theo là thị trường EU(27) đã tiêu thụ 1,82 tỷ USD, tăng 14%; thị trường Nhật Bản tiêu thụ 1,57 tỷ USD, giảm 4,5%; Hàn Quốc tiêu thụ 1,24 tỷ USD, tăng 2,8%.

Hiện Việt Nam là nhà xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ 4 trên thị trường thế giới sau Trung Quốc, EU và Bangladesh. Việt Nam có tỷ trọng xuất khẩu đạt 7,05% vào năm 2020, tăng cao so với 5,54% của năm 2016. Trong khi đó, thị phần hàng may mặc của Trung Quốc liên tục bị thu hẹp từ 34,31% của năm 2016, xuống còn 29,45% trong năm 2020.

Ngành may mặc Việt Nam 2021

ngành may mặc Việt Năm 2021

Với sự nhạy bén và linh hoạt,ngành dệt may Việt Nam đã đón được xu hướng dịch chuyển sản xuất của thế giới và càng khẳng định mình trên thị trường quốc tế.

Cơ cấu chủng loại hàng may mặc của Việt Nam đã dịch chuyển khá rõ dưới tác động của dịch Covid-19. Tập trung xuất khẩu các mặt hàng thông thường, tính tiện dụng cao như quần, quần áo trẻ em, đồ lót, quần short… và giảm tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng như áo Jacket, quần áo Vest…

Căng thẳng thương mại giữa Mỹ – Trung Quốc và dịch Covid-19 đã khiến cho nguồn cung ứng dịch chuyển . Các nhà đầu tư rút ra khỏi thị trường Trung Quốc sang khu vực châu Á nhanh hơn. Trong đó có Việt Nam. Việt Nam được nhiều nhà nhập khẩu lựa chọn. Nhờ sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao, môi trường chính trị ổn định, quy mô sản xuất ngày càng tăng… Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khả năng kiểm soát dịch Covid-19 của Việt Nam được đánh giá rất tốt. Điều này đảm bảo chuỗi cung ứng không bị gián đoạn hoặc gián đoạn rất ít. Ngoài ra, việc tham gia sâu rộng vào các Hiệp định Thương mại thế hệ mới như CPTPP, EVFTA và sắp tới là RCEP… Và bản thân nội tại của ngành sản xuất dệt may không ngừng được nâng cấp, cải thiện sẽ tạo cơ hội cho hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục mở rộng thị phần trên thị trường thế giới.
Năm 2021 được đánh giá là năm đầy tiềm năng nhưng cũng không kém phần gian nan cho các doanh nghiệp may mặc Việt Nam. Chi tiết TẠI ĐÂY.