May mặc được đánh giá là 1 trong những ngành xuất khẩu lớn của Việt Nam hiện nay. Được nhà nước chú trọng tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển, việc thiết lập các quy trình tự động và bán tự động cho ngành may là vô cùng cần thiết. Nhằm nâng cao chất lượng sản xuất, tự động hóa, hiện đại hóa.

Khâu thiết kế và tạo mẫu

Thay vì thiết kế mô hình bằng tay như trước đây, các doanh nghiệp dệt may có thể sử dụng phần mềm thiết kế sản phẩm CAD. Phần mềm này có chức năng đánh dấu, phân loại mẫu, số hóa sản phẩm và tạo nhóm. Với sự trợ giúp của phần mềm CAD , bạn có thể ước tính chính xác yêu cầu về vải và cải thiện mô hình sản phẩm sao cho phù hợp với mặt hàng.

Khâu cắt trải vải

máy trải tự động cho ngành may

Trong điều kiện sản xuất hàng may mặc quy mô nhỏ, quy trình may thủ công là khả thi. Tuy nhiên nếu mở rộng quy mô kinh doanh và cải thiện năng suất thì việc tự động hóa cho ngành may là cần thiết. Trong khâu này phải kể đến máy trải vải tự độngmáy cắt vải tự động. Máy trải sẽ giúp tiết kiệm nguồn nhân lực để trải phẳng các tấm vải. Đồng thời hạn chế việc di chuyển và tiết kiệm thời gian trong các công đoạn sản xuất.

Đối với công đoạn cắt vải, các phương pháp cắt có thể chia làm 3 loại chính.: Cắt thủ công, sử dụng máy cắt bán tự động và máy cắt tự động hoàn toàn. Dĩ nhiên, việc sử dụng máy cắt tự động hoàn toàn là phương pháp tiết kiệm thời gian và nhân lực nhất cho doanh nghiệp. Loại máy cắt này cắt các lớp vải theo lệnh được thiết lập sẵn trên máy tính. Vải được trải sẵn trên bàn cắt và máy sẽ thực hiện các đường cắt theo đúng những gì đã được thiết lập. Một số loại máy cắt tự động điển hình là: máy cắt vi tính, máy cắt sườn, máy cắt laze.

Khâu may/ tạo sản phẩm

tự động hóa cho ngành may

Tại đây, có rất nhiều thiết bị được sử dụng cho nhiều công đoạn khác nhau. Một số loại máy may thường thấy là: Máy khâu kim đơn, máy khâu xích, máy may overlock, máy khóa phẳng, máy may zigzag, máy đục lỗ nút… Trong một quy trình tự động, nguyên liệu đầu ra của công đoạn 1 sẽ trở thành nguyên liệu đầu vào cho công đoạn 2. Nhờ đó quá trình sản xuất được thực hiện liên tục, dễ dàng quản lý hơn và giảm tỉ lệ sai lỗi.

Nhìn chung, việc áp dụng tối đa công nghệ vào sản xuất cần được đặc biệt quan tâm. Tự động hóa (bán tự động hóa) là những giải pháp thiết thực giúp tiết kiệm được các nguồn lực. Đồng thời nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh trong thời đại công nghiệp 4.0.